Xét xử vụ án Tân Hoàng Minh: 6.630 người bị hại, ‘có người đã ch,ết khi chưa được nhận lại tiền’

Xét xử vụ án Tân Hoàng Minh: 6.630 người bị hại, ‘có người đã ch,ết khi chưa được nhận lại tiền’

Chiều 20/3, hàng trăm bị hại được Hội đồng xét xử (HĐXX) cho phép đứng lên phát biểu về vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Trong 2 giờ đồng hồ, nhóm bị hại có nhiều ý kiến khác nhau nhưng phân chia thành hai luồng chính “xin giảm án cho bị cáo” và “xin được trả lại tiền ngay tại tòa”.


Các bị cáo tại phiên tòa ngày 20/3

Cụ thể, một bị hại tên Hiền (đại diện cho nhóm 73 người) cho hay, trong nhóm có người mua trái phiếu đã qua đời mà chưa được nhận lại tài sản. Do đó, bà Hiền mong HĐXX xem xét thấu đáo cho các khoản trái phiếu đã mua được bảo đảm lợi ích.

“Tôi biết có người mua trái phiếu hợp đồng lẽ ra phải được thanh quyết toán trước khi vụ án được khởi tố, song đến nay vẫn chưa được trả, tòa phải xem xét để đảm bảo khoản lợi nhuận như đã ký với công ty”, bà Hiền nói.

Cùng nguyện vọng, bị hại Nguyễn Thị Minh Hải mong HĐXX tuyên trả luôn số tiền cho các bị hại để họ sớm nhận lại tài sản ổn định cuộc sống; đồng thời xem xét giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo.

Trong khi đó, một bị hại khác tên là Nguyễn Anh Tuấn cho biết, cá nhân anh bỏ hơn 1,2 tỷ đồng mua trái phiếu, đây là khoản tiền gia đình anh tích góp, sau khi xảy ra sự việc, anh cùng nhiều bị hại khác thành lập nhóm và nhóm anh 5 lần ký đơn xin tại ngoại cho cha con bị cáo Đỗ Anh Dũng mong họ được ra ngoài, sớm có biện pháp khắc hậu quả. Tuy nhiên, số tiền khắc phục hậu quả được Tân Hoàng Minh nộp tại Kho bạc Nhà nước, việc này khiến anh mất thêm 2 năm “nằm đường” ăn bánh mỳ, xôi khô, để kêu cứu khắp nơi. Anh có nguyện vọng đề nghị tòa phải tuyên trả ngay số tiền cho anh cùng hơn 6.000 nạn nhân khác.

Bên cạnh đó, anh Tuấn yêu cầu tập đoàn Tân Hoàng Minh phải bồi thường thêm khoản tiền lãi theo hợp đồng đã ký.

Đề nghị xem xét trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước

Bị hại Nguyễn Thị Lễ (Hà Nội) cho biết bà làm công chức nhà nước, là nhà đầu tư trái phiếu chuyên nghiệp đã dùng toàn bộ tài sản gia đình để mua trái phiếu Tân Hoàng Minh. “Tôi nghĩ Tân Hoàng Minh không phải là bên duy nhất hại chúng tôi, mà cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán, các ngân hàng cùng tham gia. Tôi đề nghị HĐXX lưu ý cho trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước…”, bà Lễ nói.

Một luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại xin phép tòa được hỏi bị cáo Đỗ Anh Dũng (Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh “có đề nghị tòa tuyên sớm trả tiền lại cho các nhà đầu tư không?” Tuy nhiên, Chủ tọa ngắt lời cho rằng, HĐXX sẽ có phán quyết.

Trong vụ án, cơ quan tố tụng xác định có 6.630 nhà đầu tư là bị hại, họ bị chiếm đoạt tổng số tiền hơn 8.643 tỷ đồng. Tòa có đơn triệu tập, song quá trình làm thủ tục khai mạc phiên tòa sáng 19/3, ghi nhận có 987 người có mặt.

Theo Hoàng An

Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng gửi lời xin lỗi các nhà đầu tư

Trước khi phiên toà diễn ra, bị cáo Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tân Hoàng Minh, cho rằng không chủ ý chiếm đoạt tài sản của nhà đầu tư, đồng thời xin lỗi các nhà đầu tư, gia đình, bạn bè thân thiết

Ngày 19-3, TAND TP Hà Nội đã mở phiên toà xét xử bị cáo Đỗ Anh Dũng (SN 1961), Chủ tịch Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh (Tập đoàn Tân Hoàng Minh), và 14 đồng phạm cùng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Trước khi đi vào phần xét hỏi, Toà đã cho cách ly ông Đỗ Anh Dũng ra khỏi phòng riêng.


Các bị cáo tại phiên toà sáng nay

Tại phiên toà, bị cáo Đỗ Hoàng Việt (con trai của Đỗ Anh Dũng), Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh, khai bản thân nắm giữ tài chính tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Năm 2021, tập đoàn gặp khó khăn trong việc huy động vốn tín dụng nên đã để 3 công ty con là Công ty Ngôi Sao Việt, Công ty Soleil và Công ty Cung Điện Mùa Đông phát hành trái phiếu huy động vốn của dân.

Theo đó, trong năm 2021, dịch bệnh COVID-19 xảy ra nên tín dụng bị siết, tập đoàn có nhiều khoản tín dụng đến hạn nhưng không thể trả. Do đó, tập đoàn đã phát hành trái phiếu để huy động vốn.

Theo lời Việt, thời điểm đó, bị cáo Đỗ Anh Dũng đã đề ra chủ trương phát hành trái phiếu để huy động vốn. Sau khi tiếp nhận chỉ đạo từ chủ tịch, Việt triệu tập các cuộc họp với cấp dưới để lựa chọn hình thức phát hành trái phiếu.

Tại toà, Phó tổng giám đốc Tân Hoàng Minh thừa nhận việc lập hồ sơ khống, dựng lên để phát hành trái phiếu là giả, không có thật. “Việc liên hệ với kiểm toán, lập hồ sơ phương án cũng là giả. Bị cáo thời điểm đó, không nhận thức được hậu quả gây ra nặng nề như thế” – Việt khai.

Việt cũng thừa nhận thời điểm đó, các trái phiếu của 3 công ty phát hành chưa đủ về mặt pháp lý. Khi đó, bị cáo cùng các đồng phạm đã tạo lập hồ sơ phương án, dòng tiền “mua đi bán lại” để phát hành trái phiếu là gian dối.

Theo lời khai của bị cáo Việt, việc tạo lập hồ sơ khống, dựng lên để phát hành trái phiếu giả bị cáo Đỗ Anh Dũng biết. Qua đó, việc này bị cáo đã báo cáo cho cha mình là chủ tịch Tân Hoàng Minh.

Khi được chủ toạ hỏi, bị cáo thừa nhận nội dung cáo trạng mà Viện kiểm sát đã nêu là đúng. Đến nay, gia đình cùng các cơ quan chức năng truy thu đã nộp đủ số tiền thiệt hại của vụ án là hơn 8.600 tỉ đồng.

Tại toà, cựu cán bộ, nhân viên của tập đoàn cũng thừa nhận việc tham gia cuộc họp chủ trương của Tập đoàn Tân Hoàng Minh, huy động vốn. Theo đó, các bị cáo đều thừa nhận giúp sức tạo lập hồ sơ khống, để phát hành trái phiếu đều là giả.

Được biết, trước ngày diễn ra phiên xử, tại trại tạm giam, Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng xác nhận phần lớn nhận định, nhận xét của Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao là chính xác, đúng với diễn biến vụ án và hành vi của bị cáo.

Bị cáo Dũng cho rằng khi đồng ý về chủ trương và phát hành trái phiếu, bị cáo không có ý thức, mục đích lợi dụng việc này để lấy tiền của người dân. Khi phát hành trái phiếu, bị cáo xác định các trái chủ là những nhà đầu tư chiến lược, nếu không có họ thì phương án kinh doanh của bị cáo khó có thể thành công nên bị cáo không hề có suy nghĩ sẽ lừa người dân. Ngoài ra, bị cáo cho biết luôn tâm niệm có vay có trả, hơn nữa thời điểm đó bị cáo đang phát triển rất nhiều dự án, nếu huy động trái phiếu mà không trả khi đến hạn sẽ khiến uy tín của bị cáo và của Tập đoàn Tân Hoàng Minh giảm sút, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh, bán hàng của tất cả các dự án, thiệt hại sẽ lớn hơn rất nhiều.

Theo bị cáo Dũng, khi làm việc với cơ quan tố tụng, bị cáo hiểu rằng dù ý thức của bản thân không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, nhưng việc làm của bị cáo không được pháp luật cho phép. Bị cáo thực sự ăn năn hối hận vì nhận thức chưa đầy đủ của mình dẫn đến hậu quả như ngày hôm nay.

Ngay sau khi vụ án xảy ra, bị cáo có đơn xin tự nguyện khắc phục hậu quả bằng cách bán tài sản để có tiền trả lại các nhà đầu tư. Trong quá trình làm việc với cơ quan điều tra, bị cáo liên tục nhắn nhủ tới gia đình, bạn bè, người thân tìm cách huy động mọi nguồn lực khắc phục toàn bộ hậu quả của vụ án là hơn 8.643 tỉ đồng đã được giải quyết triệt để.

“Bị cáo Đỗ Anh Dũng thành thật xin lỗi các nhà đầu tư, gia đình, bạn bè thân thiết, cán bộ nhân viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã vất vả, lo lắng, gặp nhiều khó khăn trong suốt 2 năm qua. Bị cáo xin nhận trách nhiệm cao nhất”- Chủ tịch Tân Hoàng Minh trình bày.

Theo Nguyễn Hưởng

tintucqt

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *