Con trai tuổi dậy thì hay kêu đau đầu nhưng mẹ nghĩ con giả bệnh, vài ngày sau con rời xa nhân thế

Con trai tuổi dậy thì hay kêu đau đầu nhưng mẹ nghĩ con giả bệnh, vài ngày sau con rời xa nhân thế

Nuôi con là một hành trình dài đầy trách nhiệm của bố mẹ. Bất cứ ai là bố mẹ trên đời này đều yêu thương con và mong muốn có thể dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Vậy nhưng, tình yêu thương không phải lúc nào cũng đúng.

Có những trường hợp xảy ra trong thực tế cho thấy, yêu thương sai cách thật đáng sợ, thậm chí là bố mẹ đã mất đi đưa con của mình mãi mãi.

Trường hợp của một người mẹ đơn thân dưới đây chính là như vậy!

Cụ thể, Cao Mạn là một bà mẹ đơn thân sống cùng con trai Mạn Mạn. Một mình nuôi con, cô đã thể hiện sự mạnh mẽ và quyết tâm, luôn tin rằng con trai mình cần phải học tập chăm chỉ để thành công, đặc biệt khi không có bố bên cạnh.

Do đó, cô đặt ra những yêu cầu rất nghiêm ngặt về việc học của Mạn Mạn, không cho phép cậu bé có thời gian vui chơi. Mỗi ngày, cô giao thêm bài tập ngoài bài tập trên lớp và yêu cầu con không được làm gì khác cho đến khi hoàn thành xong.

Mặc dù Mạn Mạn luôn đứng đầu lớp và là một cậu bé hiền lành, siêng năng, nhưng áp lực từ mẹ khiến cậu cảm thấy vô cùng nặng nề. Cậu hiếm khi phản đối hay phàn nàn, luôn tin rằng mẹ làm điều này vì lợi ích của mình, vì thương mình và muốn tốt cho mình.

Tuy nhiên, những ngày gần đây Mạn Mạn thường xuyên bị đau đầu dữ dội, ban đầu cậu bé tưởng chỉ là cảm sốt nhẹ nên không quan tâm, chỉ uống một ít thuốc cảm thông thường.

Nhưng thời gian sau đó, Mạn Mạn cảm thấy đây có thể không phải là cơn đau đầu do cảm lạnh nữa, bởi vì nó đang ngày càng dữ dội và kéo dài, nghiêm trọng đến mức cậu không còn đủ sức làm bất cứ điều gì.

Ảnh minh họa, nguồn: DSD

Mạn Mạn cảm thấy không thể giấu được nữa nên đã kể cho mẹ nghe về cơn đau đầu của mình. Nhưng điều không ngờ là người mẹ sau khi nghe con trai than thở về cơn đau đầu, bà không để tâm mà ngược lại còn cho rằng đây có thể là một lý do mà con trai dùng để nguỵ biện cho sự lười biếng học của mình.

Phản ứng này từ mẹ đã tạo ra một sự tổn thương tinh thần lớn đối với Mạn Mạn. Rồi một ngày cách đó không lâu, cậu đột nhiên ngã xuống đất và sùi bọt mép, người mẹ hoảng sợ đưa con trai đến bệnh viện. Tại đây, bác sĩ đã kết luận rằng Mạn Mạn có một khối u trong não và nó đã đến giai đoạn nặng, không có khả năng điều trị và chỉ còn sống được nhiều nhất 2 tháng.

Ngay khoảnh khắc nghe bác sĩ thông báo về tình trạng của con trai, chị Cao Mạn như chết lặng. Cô ôm mặt bật khóc, hối hận vì đã không tin, không quan tâm đến sức khoẻ của con để rồi giờ đây dẫn đến bi kịch này. Tuy nhiên, mọi chuyện đã quá muộn và không có cách nào để thay đổi. Mạn Mạn cuối cùng cũng ra đi mãi mãi, ngày mà cậu rời xa thế giới có lẽ cũng là ngày mà người mẹ sẽ phải ám ảnh suốt đời.

Có thể nói, câu chuyện đau thương này là một hồi chuông cảnh tỉnh cho các ông bố bà mẹ.

Nhiều bố mẹ vì áp lực con cái phải học giỏi mà thường bắt con phải học quá nhiều thứ. Nào là học trên lớp, nào là học thêm, học các môn năng khiếu, nghệ thuật…, lịch học gần như kín cả tuần của của con mà không hề cho con mình thời gian vui chơi giải trí. Điều này không chỉ gây ra những tổn thất về sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần của các con.

Cơ thể các con vẫn còn đang phát triển, việc học tập và sinh hoạt dưới áp lực cao trong thời gian dài sẽ gây ra những tổn hại không thể cứu vãn được về thể chất và tinh thần.

Áp lực tinh thần hay cụ thể là căng thẳng có nghĩa là một phản ứng của cơ thể khi đối diện với các tình huống quá tải với sức chịu đựng của mình. Theo trang WebMD, nếu thường xuyên bị căng thẳng, trẻ có thể đau đầu, đau bụng, huyết áp cao, đau ngực, các vấn đề về tình dục và giấc ngủ. Căng thẳng cũng có thể dẫn đến các vấn đề về cảm xúc, trầm cảm, các cơn hoảng loạn hoặc các dạng lo lắng và hồi hộp khác.

Dường như nhiều bậc cha mẹ đã quên đi mục đích ban đầu của giáo dục là để làm cho trẻ em trở thành một người tốt hơn. Thế nhưng trong quá trình giáo dục con cái, cha mẹ đã đi chệch mục đích giáo dục ban đầu và trở nên chỉ đo bằng những điểm số.

Trẻ tuổi dậy thì cần ăn uống, vui chơi và nghỉ ngơi như thế nào để cân bằng việc học tập

Ăn đúng bữa:

Bữa sáng: Là bữa ăn quan trọng nhất, giúp cung cấp năng lượng để trẻ bắt đầu ngày học tập hiệu quả.

Bữa trưa và tối: Đảm bảo đủ chất, tránh ăn tối quá muộn.

Bữa phụ: Nên sử dụng trái cây, các loại hạt hoặc sữa chua thay vì đồ ăn nhanh.

Chế độ ngủ: Trẻ tuổi dậy thì cần ngủ từ 8-10 giờ mỗi đêm để đảm bảo sự phục hồi cơ thể và hỗ trợ phát triển trí não.

Ngủ và thức dậy đúng giờ, ngay cả vào cuối tuần.

Tránh sử dụng điện thoại, máy tính ít nhất 1 giờ trước khi ngủ để hạn chế ánh sáng xanh gây rối loạn giấc ngủ.

Đảm bảo phòng ngủ thoáng mát, yên tĩnh và tối.

Ngủ trưa ngắn: Một giấc ngủ ngắn từ 15-30 phút buổi trưa có thể giúp trẻ tỉnh táo và tăng khả năng tập trung.

Chế độ nghỉ ngơi và thư giãn:

Hoạt động thể chất: Trẻ nên vận động ít nhất 60 phút mỗi ngày với các hoạt động như đi bộ, chạy bộ, chơi thể thao, hoặc yoga. Thể dục giúp giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng.

Thư giãn: Đọc sách, nghe nhạc, thiền hoặc trò chuyện cùng bạn bè, gia đình để giảm áp lực học tập.

Tham gia các hoạt động ngoại khóa để phát triển kỹ năng và mở rộng mối quan hệ xã hội.

Quản lý thời gian: Sử dụng kế hoạch học tập để cân bằng giữa việc học và nghỉ ngơi. Tránh học quá nhiều giờ liên tục, nên nghỉ ngắn sau mỗi 45-60 phút học.

Nóng Tin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *