Cô giáo ra đề ‘Từ nào bỏ dấu sắc vẫn giữ nguyên nghĩa’: Bé tiểu học đưa đáp án nhận ngay điểm 10 tuyệt đối

Cô giáo ra đề ‘Từ nào bỏ dấu sắc vẫn giữ nguyên nghĩa’: Bé tiểu học đưa đáp án nhận ngay điểm 10 tuyệt đối

Không chỉ có cô giáo mà có lẽ tất cả những người lớn sau khi đọc bài làm của em học sinh lớp 3 này đều muốn dành tặng em một lời khen ngợi vì quá thông minh!

Cụ thể, một bé lớp 3 đã nhận được đề bài kiểm tra từ giáo viên với đề bài:

“Từ nào trong tiếng Việt bỏ dấu sắc mà vẫn giữ nguyên nghĩa?”. Một câu hỏi tưởng đơn giản, nhưng thực tế lại đòi hỏi học sinh phải tư duy, phân tích và có một lượng từ vựng phong phú thì mới có thể đưa ra được đáp án chính xác nhất.

Ở phần bài làm của mình, bé tiểu học đã đưa ra câu trả lời như sau: “Chữ tứ bỏ dấu sắc thì thành chữ tư, vẫn là số 4”. Nhận được đáp án từ học sinh, cô giáo ngay lập tức cho nhóc tỳ điểm 10 tròn trĩnh, không những thế cô còn để lại lời phê khiến học sinh hãnh diện: “Em thông minh hơn cô tưởng tượng!”.

Không chỉ có cô giáo chấm bài, dân tình sau khi thấy bài kiểm tra Tiếng Việt này cũng phải dành những lời “có cánh” cho bé tiểu học này.

Một số người lớn còn thừa nhận, họ đã mất rất nhiều thời gian để tìm ra đáp án, thậm chí có người còn lắc đầu chịu thua huống hồ gì là trẻ nhỏ. Điều này càng chứng minh, bé tiểu học có tư duy nhanh nhạy, nhờ vậy mà nhóc tỳ mới đưa ra được câu trả lời thuyết phục như thế.

Trong quá trình học ngôn ngữ, những câu đố mẹo như trên quả thực cần được tích cực phát huy, bởi lẽ, với những bài tập này, trẻ sẽ được kích thích tư duy, khả năng sáng tạo, từ đó khiến bé nhanh nhạy và thông minh hơn.

Để học tốt và đạt được điểm số cao ở những dạng bài thế này, đòi hỏi trẻ phải có một lượng từ vựng phong phú và điều đó sẽ được tích luỹ trên hành trình học vấn của trẻ.

Trước đó, một câu hỏi tương tự thế này từng được đưa ra trong chương trình Nhanh Như Chớp “Từ nào trong tiếng Việt bỏ dấu đi vẫn giữ nguyên nghĩa?”. Câu hỏi được nhận xét là thử thách khó nhằn về trình Tiếng Việt của người chơi.

Đề bài không yêu cầu phải bỏ đi dấu nào nên chỉ cần bớt đi 1 trong 6 thanh điệu của Tiếng Việt mà từ đó vẫn giữ nguyên nghĩa so với từ gốc sẽ được công nhận. Với vốn hiểu biết về Tiếng Việt qua nhiều năm trường lớp, không ít người bó tay với câu hỏi khó này. Hơn nữa với thời lượng chỉ tính bằng giây để trả lời câu hỏi trong gameshow này thì hơn 90% người chơi phải chịu thua mất.

Cuối cùng, đáp án cho câu hỏi này bao gồm:

Tứ/Tư: Nếu bỏ đi dấu sắc sẽ có từ Tứ (Tứ/tư: con số 4)

Lùi/lui: Chậm hơn so với thời điểm trước đó

Lờ/lơ: Cố tình không biết, không nhớ

Ngừng/Ngưng: Không tiếp tục hoạt động.

Cho trẻ học tiếng Việt từ sớm mang lại nhiều lợi ích to lớn trong việc phát triển tư duy và trí não. Đặc biệt, học ngôn ngữ mẹ đẻ giúp trẻ phát triển một cách tự nhiên, cải thiện khả năng tư duy ngôn ngữ, từ đó góp phần nâng cao các kỹ năng quan trọng khác trong học tập và giao tiếp.

– Trước hết, tiếng Việt là ngôn ngữ có hệ thống thanh điệu phong phú và cấu trúc từ vựng đa dạng. Khi trẻ học tiếng Việt, đặc biệt là cách phân biệt các dấu thanh và ngữ điệu, trẻ rèn luyện được khả năng tập trung và nhạy bén trong việc phân tích âm thanh.

Điều này giúp não bộ phát triển những vùng liên quan đến xử lý âm thanh và tăng khả năng phân biệt, nhận diện ngôn ngữ, từ đó hỗ trợ tư duy ngôn ngữ hiệu quả.

– Học tiếng Việt còn giúp trẻ phát triển khả năng diễn đạt và sáng tạo. Trẻ học cách dùng từ và cách diễn đạt để trình bày suy nghĩ, cảm xúc, giúp các em tăng cường khả năng giao tiếp, diễn đạt ý tưởng một cách mạch lạc và logic hơn

. Khi trẻ biết sử dụng ngôn ngữ để diễn tả những gì mình nghĩ, trẻ không chỉ rèn luyện tư duy mà còn phát triển khả năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, vì ngôn ngữ giúp trẻ hình thành và bày tỏ ý tưởng.

– Ngoài ra, việc học ngôn ngữ tiếng Việt còn giúp trẻ hiểu sâu hơn về văn hóa, truyền thống của dân tộc. Tiếng Việt chứa đựng trong nó các giá trị văn hóa, phong tục và lịch sử, khi trẻ học ngôn ngữ này, trẻ được tiếp xúc với các câu chuyện cổ tích, tục ngữ, thành ngữ, giúp phát triển trí tưởng tượng và hình thành nền tảng tư duy đạo đức và cảm xúc. Thông qua ngôn ngữ, trẻ học được cách đồng cảm, hiểu về giá trị gia đình và cộng đồng, từ đó hình thành những giá trị sống tích cực.

– Việc cho trẻ học tiếng Việt sớm cũng tạo nền tảng cho việc học thêm các ngôn ngữ khác sau này. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người biết rõ và sử dụng thành thạo ngôn ngữ mẹ đẻ thường học các ngôn ngữ thứ hai dễ dàng hơn. Điều này bởi vì trẻ đã phát triển khả năng phân tích ngữ pháp, nắm bắt cấu trúc câu và nhận diện từ vựng một cách linh hoạt từ ngôn ngữ mẹ đẻ. Việc học ngôn ngữ sớm còn kích thích trí não hoạt động, tăng khả năng ghi nhớ và tư duy phản biện của trẻ.

Cuối cùng, ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là công cụ phát triển tư duy. Khi trẻ học tiếng Việt từ nhỏ, trẻ được trang bị một “công cụ” mạnh mẽ để tư duy, tự tin bày tỏ cảm xúc, và dễ dàng tiếp nhận kiến thức mới. Học tiếng Việt không chỉ là cách giúp trẻ kết nối với gia đình, quê hương, mà còn là nền tảng cho sự phát triển toàn diện về tư duy, trí tuệ và cảm xúc trong tương lai.

Nóng Tin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *